Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Kế hiểm giúp Nguyễn Ánh chiếm thành Sài Gòn không tốn một mũi tên
Đang cầm quân chống nhau với Nguyễn Ánh tại thành Sài Gòn, đột nhiên Phạm Văn Tham kéo cờ trắng và dẫn quân quay ngược lại đánh úp trại của tướng Tây Sơn Nguyễn Lữ. Tất cả biến chuyển đột ngột này chỉ vì một nữ “gián điệp” của Nguyễn Ánh.

 


 


 

Đổi bạn thành thù

 

Năm 1787, sau một thời gian nương náu ở Xiêm La, Nguyễn Ánh quyết định về nước tìm cách khôi phục cơ đồ. Vào lúc này, khởi nghĩa Tây Sơn đã nắm quyền trong cả nước. Tuy nhiên, Tây Sơn không thành lập một triều đình thống nhất mà chia ba thiên hạ. Từ Phú Xuân trở ra Bắc do Nguyễn Huệ cai quản. Từ Phú Xuân trở vào đến Bình Thuận do Nguyễn Nhạc làm chủ còn miền đất phía nam Bình Thuận là của Nguyễn Lữ.

 

Trong lúc này, nội bộ nhà Tây Sơn chia rẽ sâu sắc. Nguyễn Nhạc nhân lúc Nguyễn Huệ mải lo việc dẹp họ Trịnh ngoài Bắc đã cưỡng dâm vợ Nguyễn Huệ. Biết tin, Huệ đem quân vào Quy Nhơn hỏi tội. Thành Quy Nhơn bị vây ngặt suốt mấy tháng liền. Phạm Văn Tham là tâm phúc của Nguyễn Nhạc, lúc này đang phụ tá cho Nguyễn Lữ tại Gia Định, nghe tin thành Quy Nhơn bị vây liền điều binh ra cứu.

 

Quân của Tham cũng chẳng giải vây được cho Nhạc. Sau cùng Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành khóc lóc kể tình nghĩa ruột thịt xin hòa, Nguyễn Huệ mới rút quân đi. Tuy nhiên, việc điều quân của Tham lại gây ra một tai họa. Đó là thời điểm điều quân đi cứu Quy Nhơn cũng đúng lúc Nguyễn Ánh trở về.

 

Nhân thấy Gia Định bỏ trống, Nguyễn Ánh liền chia quân tấn công. Trong 3 anh em Tây Sơn thì Nguyễn Lữ là yếu kém nhất. Khi Nguyễn Ánh tấn công, Nguyễn Lữ binh hèn tướng kém không chống được, phải rút lui về Lạng Phụ (Biên Hòa ngày nay) đắp lũy đất để đối phó, còn thành Sài Gòn giao cho Phạm Văn Tham chống giữ.

 

Nhờ Tham cũng là một tướng có tài nên ít quân nhưng việc phòng thủ vẫn nghiêm ngặt. Hai bên đang giao tranh quyết liệt thì bỗng một ngày, quân thám thính của Lữ đi tuần thấy thành Sài Gòn đã kéo cờ trắng. Tin ấy báo về, Nguyễn Lữ rụng rời chân tay. Sở dĩ, Lữ còn đóng được ở đây là vì có Tham ở thành Sài Gòn chống giặc, nay thành đã hàng thì sớm tối quân Nguyễn Ánh sẽ kéo đến. Đúng lúc lại có tin Tham dẫn thủy quân đến khiêu chiến. Lữ sợ hãi cho là Tham đã hàng Nguyễn Ánh và đến đây muốn bắt mình nộp cho Ánh để lập công. Quân của Lữ rối loạn không đánh mà tan. Lữ cùng vài tâm phúc bỏ chạy theo đường bộ ra Quy Nhơn nương náu Nguyễn Nhạc.

 

Hé lộ bí mật

 

Nguyễn Lữ ở Quy Nhơn được vài tháng, do đau buồn vì cơ nghiệp coi như đã mất, phải đi ở nhờ đất của anh nên phát bệnh rồi chết. Lữ chết đi cũng coi như thế lực nhà Tây Sơn bị mất 1/3 và tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh có chỗ đứng chân để dựng lại cơ nghiệp.

 

Bí mật Phạm Văn Tham bỗng dưng phản chủ về sau dần dần mới được đưa ra ánh sáng. Cuốn sách Gián điệp cung đình của Lưỡng Kim Thành cho biết, sự việc thành công nhờ một người thiếu phụ đã vô tình trao thư ly gián cho Phạm Văn Tham.

 

Đang thời điểm Phạm Văn Tham và Nguyễn Ánh giao chiến ở thành Sài Gòn, quân Nguyễn Ánh đi tuần trên sông Sài Gòn phát hiện một chiếc thuyền lớn treo cờ Tây Sơn đang tiến từ cửa biển vào nội địa. Quân của Nguyễn Ánh phục kích bắt được chiếc thuyền này, giết chết viên chỉ huy thuyền và thu hết của cải trên thuyền.

 

Cùng với số chiến lợi phẩm, quân Nguyễn còn bắt được một thiếu phụ. Người này mặt bôi lem luốc bẩn thỉu nhưng người vẫn toát ra vẻ đẹp. Quân lính bèn áp giải đến trước mặt Nguyễn Ánh. Bị tra hỏi, thị khai lên là Thị Lộc, là vợ lẽ yêu của Hộ Đốc Lý – là viên chỉ huy chiếc thuyền bị bắt. Để khỏi bị hại, thị liền khóc lóc thảm thiết nói rằng mình là con nhà nghèo, khó khăn quá nên bố mẹ gả bán cho Lý làm vợ lẽ. Thân phận đàn bà con gái như hạt mưa sa không chọn được chỗ đậu chứ không làm gì nên tội.

 

Nhận thấy thị từ lúc lẩn trốn cho đến khi bị bắt, lúc nào cũng giữ khư khư cái tay nải, quan quân và Nguyễn Ánh đã sinh nghi nên bèn tìm cách giữ thị lại để xem trong tay nải là cái gì. Nguyễn Ánh mới bảo thị rằng: “Nay tên Lý theo giặc ta đã giết, còn ngươi chỉ là vợ lẽ, phận gái cha mẹ đặt đâu ngồi đấy ta cũng không bắt tội làm gì. Nhưng nay đang lúc hỗn quân hỗn quan, giặc cướp không ít, nếu ta thả ngươi thì thân gái dặm trường dễ bị kẻ xấu làm cho bại hoại rồi mang tiếng đến quân ta. Vậy hãy tạm cho ở trong quân, khi nào thuận đường đi ta sẽ cho người đưa trả về nguyên quán”.

 

Rồi Nguyễn Ánh cho Thị Lộc ở một cái trại nhỏ ở ven sông, cấm hết quân tướng không ai được lai vãng trêu ghẹo. Mấy ngày sau, nhân Thị Lộc ngủ say, quân Nguyễn lẻn vào lấy cắp cái tay nải. Mở ra xem thì tìm được 1 vật còn quý hơn vàng bạc. Đó là bức thư của Nguyễn Nhạc gửi cho Phạm Văn Tham dặn dò việc giữ thành Sài Gòn cho vững chờ viện binh từ Quy Nhơn vào. Thư này do Nhạc trao cho Hộ Đốc Lý cầm vào cho Phạm Văn Tham nhưng đến đây thì bị quân Ánh bắt.

 

Nghĩ ngay ra mưu hiểm, Nguyễn Ánh sai người giả theo nét chữ và con dấu son làm bức thư khác rồi lặng lẽ cho vào như cũ, bí mật đem trả cho Thị Lộc.

 

Nói đến Thị Lộc, mấy ngày ở trong trại, Thị cũng dần bình tâm và bắt đầu suy nghĩ không biết đến bao giờ quân Nguyễn Ánh mới ra đến Quy Nhơn quê mình. Chẳng lẽ mình cứ ở đây chết già hay sao. Nghĩ thế Thị bèn tính kế trốn. Nhân khi lính canh lơ là Thị lấy trộm chiếc xuồng rồi chèo đi. Quân Nguyễn biết nhưng cứ vờ như không để Thị đi trót lọt.

 

Thị Lộc thoát được bèn tìm đường đến thành Sài Gòn. Quân tuần tra của Phạm Văn Tham bắt được bèn giải lên chủ tướng. Ngờ là gián điệp của Nguyễn Ánh, Tham quát hỏi bắt khai tên họ và cho lính lục soát đồ đạc. Thị Lộc lại một phen khóc lóc kể lể khúc nôi chuyện chồng là Hộ Đốc Lý bỏ mình vì việc quân ra sao, thị bị bắt thế nào. Để động lòng thương của Tham, Thị Lộc còn thêu dệt thêm chuyện Nguyễn Ánh thấy thị có chút nhan sắc muốn giữ lại trong quân để ép làm tì thiếp nhưng thị không chịu rồi bỏ trốn.

 

Phạm Văn Tham cảm động mới cho ngồi lên ghế trình bày. Vừa lúc ấy, quân lính đưa lên 1 bức thư. Tham đọc lướt qua thì mặt tái mét, giọng run run quát hỏi: Thư gì đây, mau khai rõ đầu đuôi không thì ta chém đầu. Thị Lộc sợ quá lắp bắp: “Bẩm tướng quân, thiếp ngu muội có biết gì đâu? Những gì trong tráp đều do chồng thiếp sắp xếp, thiếp chỉ biết cất giữ thôi, thật lòng không dám giấu giếm gì ạ”.’

 

Thì ra tờ giấy mà Tham đọc là thư của Nguyễn Nhạc gửi Nguyễn Lữ. Trong thư viết: “Phạm Văn Tham kiêu ngạo ngang ngược, không phải là người có thể tin. Vừa qua em đã theo mưu kế của ta bỏ thành Sài Gòn lại cho nó giữ, vậy là rất tốt. Sớm tối quân ta từ Quy Nhơn sẽ kéo vào. Lúc đó em từ Lạng Phụ đánh thốc lại để gây sức ép bắt được Tham sẽ giết lập tức để trừ hậu họa”.

 

Tham nghiến răng căm hận: “Ta cả đời phò tá anh em chúng bay, sao bây giờ lại nghĩ kế sâu độc hại ta như vậy?”. Rồi không ngồi yên đợi chết, Tham cho kéo cờ trắng lên cổng thành còn mình âm thầm dẫn thủy quân đến Lạng Phụ bắt Nguyễn Lữ. Vậy là Nguyễn Ánh chỉ bằng một bức thư giả đã dễ dàng vào được thành Sài Gòn mà suốt mấy tháng hao binh tổn tướng chưa bén mảng đến gần được.

 

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Những cái chết không toàn thây của vua chúa Việt (09-08-2015)
    Ai là ông Tổ của tiền giấy Việt Nam? (02-08-2015)
    Vì sao anh em nhà Tây Sơn 'nồi da nấu thịt'? (30-07-2015)
    Sức mạnh đáng nể của thủy quân thời chúa Nguyễn (25-07-2015)
    Chỉ tồn tại 7 năm, Thủy quân nhà Hồ vẫn mạnh vượt thời đại (19-07-2015)
    Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê  (13-07-2015)
    Tướng mạo kỳ lạ của bốn ông vua nổi tiếng lịch sử Việt Nam (09-07-2015)
    Ngọc Hoa - nữ điệp viên 9 tuổi trong cuộc chiến Đại Việt - Chiêm Thành (03-07-2015)
    Chuyện 'khác người' của các ông vua nhà Trần (26-06-2015)
    Vua Minh Mạng với chủ quyền biển đảo Việt Nam (20-06-2015)
    Ẩn số về thanh Ô long đao của hoàng đế Quang Trung (16-06-2015)
    Giải mã sức mạnh vô địch của tượng binh Tây Sơn (13-06-2015)
    Những người Việt nổi danh trong lịch sử Trung Quốc (09-06-2015)
    Bí mật về mộ Lê Lợi và mộ Ngọc Hân công chúa (04-06-2015)
    Chuyện tình duyên kỳ lạ của Hồ Quý Ly (29-05-2015)
    Hành trình tìm mộ Hoàng đế Quang Trung (Phần 1) (25-05-2015)
    Ba nàng công chúa tài hoa bạc phận triều Nguyễn (19-05-2015)
    Từ Hà Nội đến Sài Gòn - tóm lược một quá trình vận động của lịch sử dân tộc (03-05-2015)
    Chuyện chưa kể phía sau bức ảnh 'Hai người lính' (30-04-2015)
    Lời tiên đoán của Trần Nguyên Đán  (19-04-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152996207.